Chính phủ Đại_Liban

Hiến pháp Liban được ban hành vào ngày 23 tháng 5 năm 1926 và đã được sửa đổi nhiều lần sau đó. Được xây dựng theo mô hình của Đệ Tam Cộng hòa Pháp, nó có một quốc hội lưỡng viện với một hạ việnthượng viện (sau này đã bị bãi bỏ), một tổng thống và một nội các. Tổng thống có nhiệm kỳ sáu năm và được bầu bởi hạ viện. Các chức vụ được chỉ định cho những tôn giáo nhất định.

Bài này nằm trong loại bài về
Lịch sử Liban
Tiền sử
Tiền sử
Canaan/Phoenicia trước 883 TCN
Người Assyria cai trị 883–605 TCN
Người Babylon cai trị 605–538 TCN
Ba Tư cai trị 538–332 TCN
Cổ đại
Hy Lạp cai trị 332–64 TCN
La Mã cai trị 64 TCN – 646 SCN
Đế quốc Sassanian 602 - 628 SCN
Trung cổ
Người Ả Rập cai trị 636–1516
Ottoman cai trị 1516–1917
Thuộc địa
Allied administration 1917–1920
Ủy trị Pháp 1920–1943
Cộng hòa Liban (từ 1943)
Cộng hòa Liban 1943–nay
Khủng hoảng Liban 1958
Nội chiến Liban
Chiến tranh Liban 1982
Syria chiếm đóng Liban
Các vụ đánh bom ở Liban 2005
Cách mạng cây tuyết tùng
Chiến tranh Liban 2006
Biểu tình chính trị Liban, 2006-08
Xung đột Bắc Liban 2007
Khủng hoảng Liban 2008
Nội chiến Syria lan qua Liban
Mốc thời gian
 Chủ đề Lebanon

Ví dụ cho việc các chức vụ chỉ định cho một tôn giáo nhất định là tổng thống phải là một tín đồ Công giáo Maronite, thủ tướng là một tín đồ Hồi giáo Sunni, người phát ngôn nghị viện là một tín đồ Hồi giáo Shia. Một tín đồ Chính thống giáo Hy LạpDruze sẽ luôn có mặt trong nội các. Thực tế là căng thẳng giữa các tôn giáo tăng lên do việc tập trung nhiều quyền lực vào tín đồ Maronite (như quyền bổ nhiệm thủ tướng) và cản trở hình thành bản sắc dân tộc Liban.[7] Về mặt lý thuyết, nghị viện thực hiện chức năng lập pháp, nhưng thực tế là các đạo luật đã được chuẩn bị từ trước rồi mới đệ trình lên nghị viện và hầu như không có ngoại lệ. Theo hiến pháp, thượng nghị sĩ Pháp thực thi quyền lực tối cao, một sự sắp xếp vấp phải sự phản đối của những nhà hoạt động dân chủ Liban. Tuy nhiên, Charles Debbas, một tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp lại được bầu làm tổng thống ba ngày sau khi hiến pháp được thông qua.

Vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất của Debbas năm 1932, Bechara El KhouryÉmile Eddé cạnh tranh chức vụ tổng thống, chia rẽ nghị viện. Để phá vỡ bế tắc, một số nghị sĩ gợi ý Shaykh Muhammad al Jisr, thủ tướng và là một lãnh đạo Hồi giáo tại Tripoli, làm ứng viên độc lập. Tuy nhiên, Cao ủy Pháp là Henri Ponsot đã tạm đình chỉ hiến pháp vào ngày 9 tháng 5 năm 1932 và kéo dài nhiệm kỳ của Debbas thêm một năm. Việc làm này của ông khiến cho một người Hồi giáo không thể trở thành tổng thống. Không hài lòng với việc làm của Ponsot, chính quyền Pháp đã thay thế ông ta bằng Damien de Martel, người đã bổ nhiệm Habib Pacha Es-Saad làm tổng thống vào ngày 30 tháng 1 năm 1934.

Émile Eddé được bầu làm tổng thống ngày 30 tháng 1 năm 1936. Một năm sau Eddé cho tái lập lại hiến pháp 1926 và tiến hành bầu cử hạ viện. Tuy nhiên, hiến pháp tiếp tục bị treo bởi các thượng nghị sĩ Pháp do Thế chiến II năm 1939.

Bản thảo đầu tiên của quốc kỳ Liban hiện nay, được vẽ bằng tay và có chữ ký của các nghị sĩ Liban, ngày 11 tháng 11 năm 1943.Một đồng xu dưới thời Đại Liban, 1924.

Giáo dục

Chính quyền ủy trị Pháp thúc đẩy văn hóa Pháp và tiếng Pháp trong giáo dục. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trong các trường đại học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_Liban http://lcweb2.loc.gov/cgi-bin/query/r?frd/cstdy:@f... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/lebanon/lb_glos.html http://almashriq.hiof.no/lebanon/900/902/Kamal-Sal... http://www.cggl.org/scripts/document.asp?id=46227 http://countrystudies.us/lebanon/20.htm https://books.google.com/books?id=4vOJ15vTZV4C&pg=... https://books.google.com/books?id=E1aIAAAACAAJ https://books.google.com/books?id=WvINAQAAMAAJ https://books.google.com/books?id=jY4ImTGnamUC https://books.google.com/books?id=ykTYAQAAQBAJ&pg=...